You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

5 thông tin quan trọng nhất về thiết kế thi công nhà xưởng

Thi công xây dựng nhà xưởng công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp nên hiểu rõ nhà xưởng là gì? Dưới đây là những chia sẻ về thông tin nhà xưởng công nghiệp cùng 5 yếu tố quan trọng khi thông công xây dựng. 

1. Lưu ý quan trọng trong thi công nhà xưởng công nghiệp
1.1 Khẩu độ trong xây dựng là gì?

Khẩu độ trong xây dựng là khoảng cách từ mép cột này sang mép cột kia (theo phương nằm ngang). Nghĩa đơn giản khác thì khẩu độ chính là độ rộng của nhà xưởng sản xuất.
Tùy loại hình nhà xưởng, diện tích đất hoặc nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp mà khẩu độ xây dựng sẽ khác nhau. Ví dụ như: khẩu độ 15m, khẩu độ 20m, khẩu độ 30m,…

1.2 Khẩu độ nhà xưởng là gì?
Khẩu độ nhà xưởng được biết đến là khoảng cách của mép cột biên bên phải đến mép cột biên bên trái tình theo chiều ngang của nhà xưởng.
Khẩu độ của nhà xưởng còn được biết đế là chiều rộng của nhà xưởng.
Tính toán khẩu độ nhà xưởng
Hiện nay, khẩu độ của nhà xưởng được tính toán với nhiều kích thước khác nhau như 15m, 20m, 25m, 30m,…

1.3 Xác định vị trí nhà xưởng
Chọn vị trí đất nền xây dựng nhà xưởng theo đúng pháp luật để thuận lợi trong việc xây dựng và hoạt động.
Doanh nghiệp nên chọn nhà xưởng có vị trí thoáng, thuận lợi trong giao thông đi lại.
Lựa chọn khu vực có nhiều cây dựng hoặc tạo cây xanh xung quanh.
Luôn xác định diện tích, quy mô sản xuất của nhà xưởng để chọn được nơi thích hợp.
Cần có bản vẽ kế hoạch về quy mô của nhà xưởng, khu vực để trống cho nhu cầu mở rộng nhà xưởng.

Các tiêu chuẩn quy định thiết kế nhà xưởng công nghiệp
Các quy chuẩn thiết kế
Quy chuẩn xây dựng VN tập 1 theo quy định của Bộ Xây dựng – Quyết định 682/BXD-CSXD ra ngày 14/12/1996.
Quy chuẩn xây dựng VN tập 2,3 do Bộ Xây Dựng ban hành, cùng Quyết định 439/QĐ-BXD ra ngày 25/09/1997.
Nhà xưởng là gì? Khi xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Xây Dựng
Tiêu chuẩn thiết kế nhà xưởng với từng hạng mục

Nền móng
Nền móng được xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN 2737 :1995.
Khu vực nền móng phải ép cọc khoan, nhồi chắc chắn.
Độ cao của móng yêu cầu thấp hơn mặt nền.
Móng cần được đặt có tạo khe giãn nở.
Vật liệu: bê tông, nền lát gạch xi măng, nền thép.

Mái, cửa mái
Mái nhà được thiết kế với độ dốc phụ thuộc vào chất liệu làm mái.
Nhà xưởng có mái dốc nhỏ hơn 8% cần thiết kế khe nhiệt bê tông.
Cửa mái được thiết kế kết hợp với hệ thống thông gió, lấy sáng và không được rộng quá 84m.
Cửa mái cần phải được lắp kính thẳng đứng.

Tường, vách ngăn
Có các loại: tường chịu lực, tường chèn khung, tường tự chịu lực.
Tường có thể được làm từ gạch, đá, tấm amiang,…
Các loại tường gạch có yêu cầu phải sử dụng lớp chống thấm.
Tường giữa các phân xưởng cần được lắp đặt dễ cho việc tháo lắp để đáp ứng yêu cầu thay đổi kết cấu, sửa chữa máy móc.

Cửa sổ, cửa đi
Cửa sổ và cửa đi bắt buộc phải lấy sáng và thông gió tốt.
Cửa sổ có chiều cao không quá 2.4m tính từ mặt nền và phải đóng mở được.
Đối với chống gió bão, các cửa sổ có kính sẽ được lắp cao hơn 2.4m, có khung cố định.

1.4 Kết cấu nhà xưởng xưởng là gì? – Bản vẽ thiết kế nhà xưởng
Kết cấu nhà xưởng là sự phân bố và gắn kết giữa các khu vực trong nhà xưởng như mái tôn, trần nhà, cửa sổ, sàn nhà,… Những thiết kế được thực hiện thông qua bản vẽ kỹ thuật cho quá trình xây dựng đúng theo yêu cầu.
Yêu cầu về trần nhà cần được sử dụng các loại vật liệu chịu lực tốt, không thấm nước, không bị mốc.
Sàn nhà xưởng cần sử dụng vật liệu lát sàn không thấm nước, sáng màu, không có chứa chất độc hại, dễ vệ sinh, có khả năng thoát nước nhanh chóng.

Kết cấu nhà xưởng với các bộ phận chính như khung nhà, sàn, mái nhà,…
Các tường, góc tường của nhà xưởng cần được làm phẳng, sử dụng màu sáng. Vật liệu làm tường không chứa chất độc hại, không ngấm nước, vệ sinh dễ dàng.
Các khu vực cửa ra vào và cửa sổ cần đảm bảo chất liệu chắc chắn, không thấm nước, hoạt động tự động, chất liệu dễ vệ sinh, cọ rửa, hạn chế bám bụi.
Đối với hệ thống thông gió cần đảm bảo thiết kế phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất của nhà xưởng, mục đích sử dụng. Đảm bảo hạn chế hơi nước, ẩm, thiết kế an toàn, dễ dàng kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh.
Hệ thống đèn chiếu sáng của nhà xưởng cần đáp ứng Tiêu chuẩn chiếu sáng VN; lắp đặt chắc chắn, an toàn để không gây nguy hiểm cho người lao động.

1.5 Chọn đèn nhà xưởng phù hợp
Đèn nhà xưởng là loại đèn được sử dụng chiếu sáng trong các không gian nhà xưởng như khu vực sản xuất, nhà kho, khu vực máy móc,..
Đèn chiếu sáng nhà xưởng cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản: quang thông lớn, độ rọi cho từng khu vực; tiết kiệm điện tốt; tuổi thọ cao.
Ánh sáng không bị nhấp nháy, ánh sáng chân thực để đảm bảo người lao động làm việc hiệu quả, an toàn.
Trong các loại đèn, đèn led được đánh giá là loại đèn chiếu sáng tốt nhất cho không gian nhà xưởng.

 
5-thong-tin-quan-trong-nhat-ve-thiet-ke-thi-cong-nha-xuong

2. Các bước thi công nhà xưởng công nghiệp theo quy chuẩn
2.1 Thi công nền móng

Trước khi tiến hành thi công nền móng, nhà xây dựng cần kiểm tra, khảo sát địa chất của khu đất.
Từ đó, nhà thầu sẽ lựa chọn phương pháp thi công nền móng phù hợp như móng cọc hoặc sử dụng móng đơn.
Sau đó, móng cần được khớp nối với công tác đặt bu lông móng để tạo liên kết với các cột thép trong nhà xưởng.
Công đoạn đổ bê tông móng phải đảm bảo chất lượng.
Tiến hành tạo nền bằng việc đổ đất, lu lèn theo yêu cầu thiết kế, tạo mặt bằng cho việc lắp đặt kết cấu nhà xưởng.

2.2 Dựng khung thép tiền chế cho nhà máy
Khi bắt đầu làm nền, móng nhà xưởng, đơn vị xây dựng cũng sẽ bắt đầu sản xuất cấu kiện của nhà tiền chế.
Hoàn thành việc thi công móng sẽ bắt đầu lắp đặt các cấu kiện để tạo thành nhà thép tiền chế, khung cơ bản của nhà xưởng.

2.3 Hoàn thiện khung thép kiên cố
Thi công khung thép cho nhà xưởng được tiến hành theo đúng bản vẽ.
Các mối nối, mối hàn được đảm bảo chất lượng, chắc chắn cho nhà xưởng.
Khung thép được xây dựng đảm bảo an toàn, các rủi ro ở mức thấp nhất.

2.4 Hoàn thiện các hạng mục nhà xưởng
Các hạng mục tiếp theo đều được thực hiện theo đúng bản kỹ thuật.
Những hạng mục cần thi công như thi công mái nhà, trần nhà, hệ thống thông gió, thi công nền nhà xưởng, cửa ra vào, cửa sổ,..
Quá trình thi công lắp đặt cần đảm bảo chắc chắn, không lỏng lẻo, an toàn khi lắp đặt và đưa vào sử dụng.

2.5 Thi công hệ thống cơ điện
Sau khi hoàn thành các hạng mục trong nhà xưởng, nhà thầu sẽ tiến hành hoàn thiện hệ thống cơ điện.
Hệ thống cơ điện được lắp đặt theo đúng bản vẽ hệ thống điện đã được thực hiện trước đó.
Nhà thầu sẽ tiến hành lắp đặt các đường dân điện trong nhà máy, hệ thống đèn chiếu sáng, điều hòa, …
Hệ thống cơ điện cần được lắp đặt đúng theo bản vẽ, đảm bảo an toàn, chống rò rỉ điện.

2.6 Lắp đặt thiết bị máy móc và kiểm tra bàn giao
Bước cuối cùng chính là lắp đặt các thiết bị máy móc trong nhà xưởng.
Thiết bị máy móc được lắp đặt theo đúng các vị trí đã được xác định trên bản vẽ.
Thiết bị cần được lắp đặt cẩn thận đúng quy trình, đảm bảo không va đập.
Kết thúc quy trình xây dựng nhà xưởng chính là kiểm tra và bàn giao cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kiểm tra toàn bộ nhà xưởng, các kết cấu, hệ thống máy móc đã được lắp đúng theo bản vẽ.