You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

Nhà tiền chế và ưu, nhược điểm

Nhà tiền chế hay nhà khung thép tiền chế là thiết kế được ứng dụng trong nhiều công trình hiện nay với ưu điểm như tiết kiệm chi phí, thời gian thi công nhanh, trọng lượng nhẹ. Vậy nhà tiền chế là gì? Những điều cần biết về nhà khung thép tiền chế, nhà lắp ghép khung thép, quy trình thi công,... Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
 
nha-thep-tien-che-la-gi-ung-dung-trong-cong-trinh

Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế hay nhà khung thép tiền chế là loại nhà được làm từ thép và được chế tạo, lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc đã có sẵn.

Quá trình thi công nhà tiền chế hoàn chỉnh sẽ trải qua 3 giai đoạn chính bao gồm: Thiết kế, gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Trong đó, toàn bộ kết cấu thép sẽ được sản xuất đồng bộ theo quy cách thiết kế của nhà máy sản xuất chuyên dụng.

Ứng dụng của nhà tiền chế

Nhà tiền chế là lựa chọn lý tưởng để ứng dụng cho các dự án như phòng trưng bày, siêu thị, trung tâm thương mại, rạp chiếu phim, trung tâm đào tạo, trung tâm hội nghị, khách sạn, nhà hàng, văn phòng, trung tâm thể thao, bãi đậu xe và các công trình công cộng (trường học, bệnh viện, nhà thờ, bảo tàng, phòng triển lãm,...)

Cấu tạo nhà tiền chế

Bên cạnh định nghĩa "Nhà tiền chế là gì?" thì các bạn cũng cần nắm rõ cấu tạo của mẫu nhà này. Nhà tiền chế có cấu tạo gồm có 3 thành phần chính sau:

Kèo thép chữ "I" và tổ hợp cột

Xà gồ mạ kẽm hình chữ "C" và "Z"

Tôn mái và tôn vách

Ngoài ra, để tăng tính thẩm mỹ và đáp ứng những tính năng tiện ích của chủ nhà, các mẫu nhà thép tiền chế còn được trang bị thêm các kết cấu phụ và phụ kiện:

Kết cấu phụ: Bao gồm sàn gác lửng (bao gồm sàn và dầm), dầm cầu trục (dùng để hỗ trợ hệ thống cầu trục), hệ trợ lực mái, lối đi, kệ sàn mezzanine,...

Phụ kiện và chi tiết thẩm mỹ: Bao gồm mái che, mái mở rộng, diềm ốp, ống và máng xối, cáp giằng mạ kẽm, mặt dựng trang trí, hệ thống thông gió đỉnh mái,...

Ưu điểm của nhà thép tiền chế

Nhà khung thép tiền chế được sử dụng phổ biến hiện nay với các ưu điểm nổi bật như sau:

Nhà tiền chế giúp tiết kiệm chi phí

Với số lượng nguyên vật liệu chỉ gồm cột dầm, xà gồ và một số vật liệu bao che giúp tiết kiệm đáng kể chi phí. Không chỉ vậy, nhà khung thép được lắp ráp trong mọi điều kiện, hạn chế việc ảnh hưởng bởi thời tiết giúp tiết kiệm được chi phí nhân công.

Nhà tiền chế có trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực cao

Nhờ khả năng kết hợp được với nhiều vật liệu nhẹ và thân thiện với môi trường, giúp cho nhà thép tiền chế có trọng lượng nhẹ hơn nhưng vẫn có khả năng chịu lực cao.

Dễ mở rộng quy mô 

Khác với các công trình từ bê tông cốt thép, mẫu nhà lắp ghép có tính cơ động cao. Do đó, nếu muốn chỉnh sửa hay nâng cấp chỉ cần khoan lỗ, bắt bulong là đã có thể gắn liền các bộ phận với nhau vô cùng tiện lợi.

Nhà tiền chế giúp rút ngắn thời gian thi công

Khung thép tiền chế được thiết kế sẵn tại nhà xưởng do đó khi vận chuyển đến công trình chỉ việc lắp ráp trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, yếu tố lắp ráp nhanh chóng, dễ dàng tháo gỡ, dễ nâng cấp hay mở rộng trong tương lai cũng giúp tiết kiệm được nhiều thời gian.

Chống ẩm mốc vượt trội

Nhà thép tiền chế có khả năng cách nước tốt do sử dụng hệ thống mái mối đứng và vật liệu chống ẩm tốt. Khi sử dụng các vật liệu có khả năng chống ẩm như tấm xi măng để làm mái che cho căn nhà, khả năng chống ẩm sẽ càng cao.

Nhược điểm nhà thép tiền chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, nhà tiền chế cũng có một số hạn chế khi sử dụng như sau:

Dễ bị ăn mòn: Do kết cấu chính của nhà bằng thép, Việt Nam lại có khí hậu nóng ẩm nên thép sẽ bị gỉ sét, dẫn đến công trình bị bào mòn, giảm tuổi thọ.

Khả năng chịu lửa thấp: Thép là vật liệu không cháy nhưng chuyển sang dạng dẻo khi ở nhiệt độ 500 - 600 độ C. Khi ấy, khả năng chịu lực bị ảnh hưởng dẫn đến kết cấu công trình dễ bị sụp đổ.

Chi phí bảo dưỡng tương đối cao: Nhà tiền chế mang lại những ưu điểm về mặt thi công, chi phí nhưng vẫn đảm bảo được độ bền của công trình. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, chủ thầu, gia chủ cần bảo dưỡng công trình để tăng khả năng chịu nhiệt và chống gỉ sét. Do đó, đây là chi phí phát sinh khi sử dụng nhà thép tiền chế.

Có bao nhiêu loại nhà tiền chế?

Có 4 kiểu nhà thép tiền chế phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm:

Nhà thép tiền chế dân dụng: Đây là kiểu nhà được sử dụng làm nhà ở, mẫu mã đa dạng với chi phí rẻ.

Nhà tiền chế công nghiệp bao gồm các phân xưởng và nhà kho…

Nhà khung thép tiền chế thương mại thường là cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại,...

Nhà tiền chế quân sự thường xây dựng làm doanh trại phục vụ mục đích quân sự.