You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

Tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng không? Không chỉ là tôn mà hầu như tất cả các dòng vật liệu sử dụng để lợp mái nhà đều có hình lượn sóng chứ không phải phẳng, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Vậy có phải là có lý do gì đặc biệt? Tại sao không có hình dạng khác mà mà hình lượn sóng? Cùng tìm chúng tôi hiểu bài viết này để biết được những ý nghĩa bất ngờ từ hình lượn sóng của tôn cũng như các loại sóng tôn phổ biến hiện nay nhé.

 

1. Lời giải tại sao các tấm tôn lợp nhà thường có hình lượn sóng

Hình lượn sóng là hình dạng các gấp nếp sóng xen kẽ nhau của các loại tôn, đặc biệt là các tôn lợp mái nhà. Theo các nhà sản xuất thì hình lượn sóng của tôn được xem là thiết kế đặc trưng của dòng vật liệu xây dựng này giúp tăng tuổi thọ cũng như chất lượng của tôn trong quá trình sử dụng. 

Sở dĩ tại sao các nhà sản xuất tôn vẫn giữ nguyên hình lượn sóng mà không đa dạng phong cách thiết kế các hình khác là vì:

a) Tạo độ dốc nhất định
Kết cấu lượn sóng của các mái tôn tạo ra những đường rảnh với độ dốc nhất định giúp cho việc thoát khi trời mưa của mái nhà cực nhanh và hiệu quả, tránh bị trũng đọng nước lâu ngày sẽ gây ra hiện tượng thấm nước, dột….

Đặc biệt là giảm được tiếng ồn đáng kể, hạn chế những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài đến không gian bên trong của ngôi nhà khi trời mưa gió lớn.

b) Tăng khả năng chịu lực
Không phải ngẫu nhiên những cây cầu có hình vòng cung, tôn cũng thế. Đặc trưng của tôn là tiếp xúc trực tiếp với các tác động từ môi trường bên ngoài như mưa gió nên thiết kế lượn sóng sẽ giúp tôn tăng khả năng chịu lực cực tốt, từ đó tuổi thọ của tôn ngày càng tăng cao. 

Khi tính chịu lực tốt thì dẫn đến độ dày của tôn lợp có thể thiết kế mỏng hơn so với tôn phẳng gúp tiết kiệm nguyên liệu cũng như giá cả rẻ hơn nhiều.

Ví dụ: Thay vì dùng tấm phẳng 3mm thì tôn lợp hình lượn sóng có thể chỉ cần 1mm đã cho khả năng chịu lực cao bằng hoặc hơn so với tôn phẳng. Việc này không chỉ hiệu quả về kết cấu mà còn hiệu quả về giá thành và nguyên liệu sản xuất. Vì thế tôn hình lượn sóng được mọi người ưu tiên sử dụng rất nhiều hiện nay.

c) Tránh tác hại của sự co dãn vì nhiệt của chất rắn
Nếu lợp tôn phẳng, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời với bức xạ nhiệt cao, mái tôn bị đinh ghim chặt lại làm cản trở hoạt động co dãn gây nên các hiện tượng nứt hoặc tách mái tôn, thậm chí có thể bật ra khỏi khung đóng ban đầu. Hình dạng lượn sóng gia tăng thêm tiết diện cho mái tôn co dãn thoái mái dù cho bị đinh ghim chặt.

Mái tôn thường có cấu tạo gồm 3 phần là: phần hệ thống khung, phần hệ thống kèo và tôn lợp, phần hệ thống ốc vít cố định tôn. Mỗi một phần có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là tôn lợp có hình lượn sóng cũng góp phần tạo nên chất lượng cho mỗi công trình cũng như tuổi thọ của tôn ngày một lâu bền hơn cho khách hàng.

2. Các loại sóng tôn lợp mái nhà hiện nay
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại sóng tôn lợp mái nhà mang tính thẩm mỹ rất cao giúp đa dạng sản phẩm để phục vụ nhu cầu sử dụng của mọi người. Các loại sóng tôn lợp mái nhà sử dụng phổ biến hiện nay là: sóng tròn, sóng vuông, sóng giả ngói…

Các màu sắc sóng tôn lợp mái nhà cũng đa dạng. Sau đây là hình ảnh chi tiết các loại sóng tôn lợp mái nhà bạn tham khảo nhé.

a) Tôn 5 sóng
Là loại sóng tôn công nghiệp với 5 sóng được sử dụng làm mái lợp, vách ngăn cho các công trình cần độ thoát nước lớn như nhà xưởng công nghiệp, nhà kho, trung tâm hội nghị, bệnh viện, nhà thiếu nhi, nhà thi đấu…
Khoảng cách giữa các bước sóng của tôn thường là 250 mm. Chiều cao sóng tôn là 32 mm. Ngoài tôn 5 sóng thì các loại sóng tôn công nghiệp còn có tôn 6 sóng, tôn 7 sóng.

b) Tôn 9 sóng
Là loại sóng tôn dân dụng với 9 sóng được dùng để lợp mái, vách cho các công trình nhà ở, ki ốt, nhà hàng và các công trình dân dụng khác.

 

Khoảng cách giữa các bước sóng của loại tôn này thường là 166 mm. Chiều cao sóng tôn là 25 mm

c) Tôn 11 sóng 
Là một trong những loại sóng tôn dân dụng có 11 sóng được sử dụng phổ biến ở các công trình dân dụng. 
Khoảng cách giữa các bước sóng của tôn 11 sóng này là 100 mm. Chiều cao sóng tôn là 18.5 mm

d) Tôn 13 sóng 
Là một trong những loại tôn dân dụng và công nghiệp với 13 lớp sóng, được sử dụng phổ biến để đóng trần, lợp vách công trình dân dụng và công nghiệp. Chính vì thế tôn 13 sóng này hay còn gọi là tôn la phong hay tôn đóng trần.

 

Khoảng cách giữa các bước sóng của tôn 13 sóng là 90 mm.

e) Tôn sóng tròn
Là loại sóng tôn có hình tròn được sử dụng được cho mọi công trình từ: Công trình dân dụng như nhà cấp 4, Ki ốt, cửa hàng, quán ăn, nhà hàng, cho đến các nhà xưởng công nghiệp như nhà kho, nhà xưởng, văn phòng, các công trình công cộng như bệnh viện, trạm y tế, trường học, ủy ban, các ban ngành, các công trình vui chơi giải trí như nhà thiếu nhi, nhà hát…
Độ dày tôn sóng tròn trung bình từ 0,30mm (3dem) đến 0,50mm (5 dem) giúp cho người có nhiều sự lựa chọn cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau

f) Tôn sóng giả ngói
Là loại sóng tôn có hình dáng, kích thước và màu sắc giống hệt những viên ngói lợp mái nhà truyền thống. Loại tôn sóng giả ngói nhà có độ thẩm mỹ rất cao nên sử dụng cho các công trình như biệt thự, những ngôi nhà có kiến trúc mái đa tầng, có độ dốc lớn.

 

Trên thị trường hiện nay tôn sóng giả ngói có 2 loại được sử dụng phổ biến là tôn sóng ngói ruby và tôn sóng ngói cổ.

Độ dày này đáp ứng đầy đủ các yếu tố cũng như tiêu chuẩn đảm bảo tăng tuổi thọ của mái như: khả năng chịu lực tốt, giảm được mọi tiếng ồn cũng như hạn chế sự hư hại khi giãn nở vì nhiệt của tôn, kết cấu rất chặt chẽ và bền đẹp.. 

Nếu bạn cần tư vấn khi và chọn lựa độ dày cũng như các loại phù hợp với công trình riêng thì có thể liên hệ Thiên Gia Việt để được tư vấn và giải đáp một cách chính xác nhất nhé.

Trên đây là những thông tin về các loại sóng tôn, hi vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích và sự lựa chọn phù hợp khi mua tôn để sử dụng. Nếu bạn còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ trực tiếp chúng tôi 0913 887 906 để được tư vấn nhanh nhất nhé.