You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

Tại sao nhà mái ngói ở Việt Nam được ưa chuộng?

Ngói là một trong những chất liệu xây dựng được sử dụng lâu đời tại Việt Nam. Chúng rất thích hợp với điều kiện khí hậu cũng như phong cách thiết kế đặc trưng của nước ta. Theo dòng thời gian, ngày càng nhiều phong cách xây dựng du nhập vào khiến kiến trúc Việt Nam trở nên đa dạng hơn. Nhà mái ngói mang vẻ đẹp thanh thoát, màu sắc nổi bật. Cùng với Thiên Gia Việt tìm hiểu thêm về kiểu nhà này bạn nhé.

Khái niệm nhà mái ngói
Nhà mái ngói trên cơ bản cũng giống như tất cả các kiểu nhà còn lại. Chỉ có một điểm khác biệt duy nhất là sử dụng ngói để lợp mái thay vì các chất liệu khác. Đây là kiểu mái được sử dụng trong những ngôi nhà truyền thống Việt Nam. Nguyên bản mái ngói được làm bằng đất nung nhưng hiện nay đã có nhiều sự lựa chọn hơn như ngói làm từ nhựa, hợp kim… Dẫu vậy hình dáng, kiểu cách của các loại ngói này vẫn được giữ nguyên, Thậm chí còn cải tiến về độ bền và màu sắc bắt mắt.

Những căn nhà xây dựng theo phong cách truyền thống hoặc Indochine sẽ luôn dùng ngói là ưu tiên hàng đầu. Những lớp ngói đều đặn, thẳng tắp, màu sắc rực rỡ trở nên vô cùng nổi bật. Chúng tạo ấn tượng với người nhìn từ xa.

Ưu – nhược điểm của nhà mái ngói
Mái nhà ngói mang nhiều ưu điểm mà các kiểu mái khác không thể có được. Có thể kể đến như:

– Khả năng chống nóng vượt trội. Ngói bằng đất nung có thể hấp thụ bớt lượng nhiệt bức xạ chiếu vào nhà. Đây chính lá lí do mà những ngôi nhà ngói được mệnh danh “đông ấm hạ mát”.

– Khả năng thoát nước tốt. Với kiểu khí hậu nhiều mưa ở Việt Nam, vấn đề thấm dột, đọng nước luôn là trăn trở của các gia chủ. Tuy nhiên mái ngói có thể giải quyết triệt để vấn đề này. Với độ dốc lớn, bạn sẽ không phải lo đến việc mái nhà đọng nước nữa.

– Độ bền cao, thời gian sử dụng lâu. Ngói có độ bền khá tốt, đảm bảo được thời gian sử dụng dài. Tùy vào chất liệu ngói và tay nghề thi công mà có thể tồn tại vài chục năm không hư hỏng.

– Đảm bảo tính thẩm mỹ của ngôi nhà luôn cao. Hiện nay ngói được chế tạo bằng nhiều chất liệu và phương pháp khác nhau. Từ đó cho ra màu sắc vô cùng đa dạng, phong phú. Không chỉ còn một màu đỏ gạch truyền thống nữa mà thay vào đó là các màu như xanh, đỏ, cam đất, nâu, xám, đen…

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng mái nhà ngói vẫn tồn tại một nhược điểm chính là tải trọng lớn. Nếu so với tôn thì ngói nặng hơn nhiều lần. Chính vì vậy khi thi công đòi hỏi phải có bộ khung đủ chắc để nâng đỡ cho hệ mái. Thêm vào đó, việc lợp ngói cũng đòi hỏi phải tỉ mỉ và tốn công hơn.
 

Những mẫu nhà mái ngói phổ biến
Nhà cấp 4 mái ngói

Kiểu nhà này được phổ biến nhiều ở vùng nông thôn, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc nước ta. Nhà được xây theo lối kiến trúc truyền thống, có thể là ba gian hoặc xây theo phong cách hiện đại tùy vào sự lựa chọn của gia chủ. Điểm mạnh của mô hình này là thiết kế đơn giản, phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như kinh tế của đại đa số người dân. Do chỉ có 1 tầng nên kiến trúc sư sẽ linh hoạt trong thế kế để đáp ứng được yêu cầu của gia chủ.

Hơn nữa, nhà cấp 4 vùng nông thôn sẽ có khoảng sân trước nhà khá rộng, tạo nên sự thông thoáng cho cả căn nhà.
 

Nhà mái ngói 2 tầng
Mẫu nhà 2 tầng được các gia đình ở thành phố lựa chọn bởi diện tích đất xây dựng eo hẹp. Mô hình này thích hợp cho gia đình có số lượng thành viên từ 4-6 người. Chi phí dùng cho việc xây dựng cũng không tiêu tốn quá nhiều. Bên cạnh đó nhà 2 tầng nhìn hiện đại, gần gũi cùng với mái ngói đem lại vẻ thanh lịch.

Tối ưu công năng trong thiết kế giúp bạn tận dụng toàn bộ không gian căn nhà, không để bất cứ khoảng không lãng phí nào tồn tại. Ngoài ra, phong cách thiết kế cũng rất đa dạng. Từ kiểu hiện đại cho đến địa trung hải, cổ điển, tân cổ điển…
 

Nhà 3 tầng mái ngói
Với nhà 3 tầng, quy mô và diện tích xây dựng sẽ bề thế hơn so với 2 mô hình nhà nêu trên. Với quy mô ấy, phong cách thiết kế được nhiều gia chủ yêu thích là tân cổ điển. Chúng vừa sang trọng lại vô cùng hiện đại. Vốn tưởng mái ngói sẽ không hòa hợp với phong cách này nhưng trên thực tế lại rất hài hòa.
 

Cấu tạo mái nhà ngói
Để có được một mái nhà chắc chắn, chịu lực tốt và độ bền cao, bạn cần phải đảm bảo cấu tạo phần mái đúng tiêu chuẩn. Mái nhà có kết cấu gồm 4 lớp là vì kèo, xà gồ, li-tô và cầu phong. Trong đó, xà gồ là bộ khung chính của mái, thường được làm bằng sắt, thép hoặc gỗ tùy theo từng công trình. Xà gồ được kết hợp với các thành phần khác để dàn đều tải trọng của mái nhà.

Tiếp theo là vì kèo, thường có hình tam giác cân, bố trí đối xứng 2 bên tương ứng với độ dốc của mái nhà. Vì kèo cũng là điểm tựa để giữ lớp ngói lợp được ngay hàng thẳng lối. Do đó khoảng cách giữa các vì kèo sẽ đúng bằng kích thước viên ngói mà chúng đỡ.

Cầu phong là bộ phận tạo nên lớp lợp bên trên mái nhà. Chúng thường được làm bằng gỗ nhưng đôi khi được thay bằng các thanh sắt có tiết diện 4x6cm. Cầu phong sẽ được cố định với xà gồ bằng đinh hoặc các mối hàn.

Cuối cùng, Li-tô là những thanh gỗ hoặc kim loại đóng vuông góc với cầu phong, song song với xà gồ.

Phương pháp thi công nhà mái ngói
Để thi công phần mái lợp ngói, hiện nay có 3 phương pháp chính. Xây Dựng Trọn Gói xin giới thiệu đến bạn như sau

– Phương pháp sử dụng vì kèo

Đây là phương pháp truyền thống, bằng cách tạo hệ khung mái đúng theo tiêu chuẩn kết cấu, bạn dễ dàng lợp ngói cho mái. Ưu điểm là phần mái sẽ chịu ít tải trọng nhất, từ đó không gây cảm giác nặng nề, đè nén cho căn nhà của bạn.

– Phương pháp đổ mái bê tông rồi dán ngói. Nhằm nâng cao chất lượng công trình, nhiều gia chủ chọn đổ bê tông cốt thép phần mái nhà. Sau đó dán một lớp ngói phủ lên trên bằng hồ xi măng hoặc dựng bộ khung vì kèo để lợp mái ngói tạo hình.

– Phương pháp dùng tôn giả ngói. Đây có lẽ là phương án tối ưu bởi trọng tải của tôn nhẹ hơn ngói nhiều lần. Chưa kể chi phí thi công, nguyên vật liệu cũng rẻ hơn nhiều. Tuy nhiên, dùng tôn giả ngói có một hạn chế chính là khả năng chống nóng kém. Nếu bạn muốn dùng phương án này, hãy tính toán thêm một số biện pháp chống nóng để đảm bảo mùa hè đủ mát mẻ.
Nguồn: xaydungtrongoi.com.vn