You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.
Giỏ hàng (0)

Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép thông minh - nhà lưu động

Nhà lắp ghép thông minh với thiết kế đẹp mắt, thông minh cùng tính ứng dụng cao. Chính vì vậy, nhà lắp ghép được rất nhiều chủ đầu tư, các khách hàng quan tâm và ưa chuộng sử dụng.

Nhà lắp ghép thông minh hay còn được gọi là nhà khung thép, được xây dựng từ những vật liệu gọn nhẹ như thép, panel nối ghép với nhau tạo thành một căn nhà hoàn chỉnh như nhà truyền thống bình thường.

Nhà lắp ghép thông minh được các kiến trúc sư có tay nghề cao thiết kế bền và kiên cố, màu sắc đẹp, giá nhà lắp ghép vật liệu nhẹ rẻ và tính thẩm mỹ cao, phù hợp với mọi công trình và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống như: làm nhà điều hành công trường, nhà ở công nhân, nhà xưởng, nhà kho, homestay, farmstay, phòng khám, nhà hàng, quán cafe….

 
uu-nhuoc-diem-cua-nha-lap-ghep-thong-minh

Đặc điểm của nhà lắp ghép thông minh

Giống như tên gọi của nó, nhà lắp ghép thông minh được ghép từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau, khá đơn giản, bao gồm những hệ thống như:

+ Hệ thống khung cột, kèo và xà gồ của nhà lắp ghép thông minh được làm từ vật liệu thép.

+ Hệ thống tấm che, vách ngăn có cấu tạo 2 mặt bằng tôn, giữa lớp xốp/ PU khả năng cách nhiệt tốt, cách âm dày 50- 100 mm.

+ Hệ thống tôn lợp mái dày từ 50-100mm, làm từ tôn chống sét.

+ Hệ giằng chống bão, lốc xoáy đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho công trình và cả người dùng giữa thời tiết biến động, khắc nghiệt ở Việt Nam.

+ Cửa đi hay còn gọi là cửa chính và cửa sổ được làm từ vật liệu nhôm kính hoặc vật liệu thép, cửa panel tùy vào yêu cầu của chủ đầu tư.

+ Hệ thống máng nước lắp đặt gần với khu vực tầng mái, dẫn nước ra bên ngoài, giữ sự khô ráo cho căn nhà.

Ưu nhược điểm của nhà lắp ghép thông minh

Bên cạnh việc nhà lắp ghép thông minh cấu tạo như nào, ưu nhược điểm của nhà lắp ghép cũng được rất nhiều quý khách hàng hay các chủ đầu tư quan tâm. Để có những quyết định chính xác cho các dự án của mình, các quý khách hàng cần tìm hiểu ưu nhược điểm của nhà lắp ghép thông minh, từ đó sẽ có những đánh giá phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.

Ưu điểm

+ Thời gian xây dựng nhà lắp ghép thông minh rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với việc xây dựng 1 căn nhà truyền thống bằng xi măng cốt thép. Thường để xây 1 căn nhà lắp ghép thông minh chỉ mất 3-4 tuần tùy vào căn nhà đó như nào, còn nhà truyền thống đến khi hoàn thiện ít nhất cũng phải 2-3 tháng. Nhà lắp ghép thông minh sẽ được lắp ráp các bộ phận với nhau, nối bắt ốc vít, bulong chắc chắn.

+ Giá nhà lắp ghép vật liệu nhẹ rẻ: các kỹ sư khi thiết kế phải tính toán và tối ưu các cấu kiện nhà. Những vật liệu sử dụng thi công nhà lắp ghép gọn, nhẹ, không gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó nếu các chủ đầu tư muốn mở rộng nhà lắp ghép thông minh cũng rất đơn giản, nhanh chóng, không tốn quá nhiều chi phí như nhà truyền thống, phải đập phá.

+ Thân thiện với môi trường: Bằng việc sản xuất trước theo bản thiết kế đã được tối ưu và sử dụng các nguyên vật liệu nhẹ, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, nhà ghép thông minh gần như không có vật liệu thừa gây hoang phí và hủy hoại môi trường như nhà truyền thống.

+ Tính thẩm mỹ cao: Có nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú. Thiết kế các căn nhà đẹp mắt lại vô cùng tiện nghi. Nhà lắp ghép sắt, thép, vật liệu nhẹ cao tầng có thể xây dựng ở nhiều địa hình khác nhau, kể cả ở đồi núi, đồng bằng hay những khu đô thị có diện tích đất khiêm tốn.

+ Dễ dàng di chuyển, tháo rời, linh hoạt trong mọi dạng địa hình.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, nhà lắp ghép thông minh cũng có những hạn chế nhất định. Cụ thể:

+ Nhà lắp ghép thông minh kết cấu thép được lắp đặt cơ giới hóa, sử dụng máy móc thiết bị để lắp đặt là chủ yếu. Do đó những công trình nhà ở xây dựng bằng giải pháp này cần phải có khoảng không đủ rộng để cẩu thao tác, thuận tiện cho việc chuyên chở vật liệu vào để lắp ghép. Vì thế những khu đất có diện tích chật hẹp ở thành phố gần như không thể thi công kiểu nhà lắp ghép này.

+ Bên cạnh đó, nhà lắp ghép thông minh có tuổi thọ khoảng 50 – 80 năm, không cao bằng những ngôi nhà bê tông cốt thép bình thường. Người Việt Nam mình vẫn thích sự ổn định lâu dài, ngại thay đổi và di chuyển nên đây cũng là lý do nhà lắp ghép thông minh chưa được phổ biến trong mảng nhà ở dân dụng mà chỉ nhiều trong kinh doanh, sản xuất.

Nhà lắp ghép thông minh được ứng dụng để thi công rất nhiều công trình, trong đó có homestay, các khu nghỉ dưỡng, resort,… Những mẫu homestay có dạng nhà lắp ghép có giá thành rẻ, thiết kế độc đáo nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ tiện nghi, dễ dàng thi công, sửa chữa, hay tháo rời di chuyển nếu cần thiết.